1. "Ứng dụng vi sinh vật biển trong quản lý chất thải môi trường":
- Báo cáo viên: TS. Huỳnh Ngọc Thanh Tâm, GV chính, MSVC: 1768
- Bộ môn Công nghệ Vi sinh vật, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
- Nội dung chính của BCKH: Trình bày vai trò và tiềm năng đa dạng của các vi sinh vật biển về khả năng sinh enzyme ngoại bào và ứng dụng vào tiến
trình quản lý chất thải. Trình bày các nghiên cứu về phân hủy chất thải hữu cơ và chất thải vô cơ, sự phân hủy của nước thải từ vi sinh vật biển đồng thời đề
cập thách thức và triển vọng tương lai của ứng dụng vi sinh vật biển.
cập thách thức và triển vọng tương lai của ứng dụng vi sinh vật biển.
2. "Vi khuẩn E. coli biến đổi gene bằng kỹ thuật mới và ứng dụng trong sản xuất acid hữu cơ."
- Báo cáo viên: TS. Bùi Hoàng Đăng Long, Tiến sĩ, GV, MSVC: 3069
- Bộ môn Công nghệ Vi sinh vật, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm- Nội dung chính của BCKH: Vi khuẩn E. coli là nhóm vi khuẩn điển hình của công nghệ vi sinh vật. E. coli biến đổi gene được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất các vật liệu sinh học, dược liệu, mỹ phẩm và hoá chất. Gần đây, việc sử dụng E. coli trong công nghệ lên men sản xuất vật liệu sinh học thu hút sự quan tâm của giới học thuật. Vi khuẩn E. coli biến đổi gene bằng các kỹ thuật sinh học mới giúp tăng hiệu quả sản xuất sinh học từ mô hình E. coli. Trong đó, E. coli biến đổi gene giúp tăng năng suất hàng trăng lần trong sản xuất một số nhóm acid hữu cơ có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất các vật liệu sinh học thế hệ mới như poly lactic acid, poly glyceric acid, glyoxylic acid. Bài báo cáo “Vi khuẩn E. coli biến đổi gene bằng kỹ thuật mới và ứng dụng trong sản xuất acid hữu cơ” sẽ cung cấp các thông tin về các kỹ thuật sinh học trong thao tác DNA thế hệ mới như Gibson assembly để tổng hợp plasmid có hiệu quả cao, kỹ thuật gene disruption bằng tetA-sacB giúp loại bỏ gene không mong muốn ở E. coli và quá trình tối ưu hoá lên men ở quy mô bình lên men có kiểm soát. Sự kết hợp các kỹ thuật trên giúp tối ưu hoá quá trình sản xuất các nhóm acid hữu cơ mới.
Thời gian báo cáo: Bắt đầu lúc 8 giờ 00 ngày 26/06/2025, 60 phút cho mỗi báo cáo.
Địa điểm báo cáo: Phòng 3.20, RLC - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
3."Liên hợp protein-polyphenol: Tính chất chức năng, hoạt tính chống oxy hóa và ứng dụng"
- Báo cáo viên: TS. Trần Hồng Quân, Tiến sĩ, GV, MSVC: 3083
- Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
- Nội dung chính của BCKH: Liên hợp protein–polyphenol là một hướng nghiên cứu mới đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Mối tương tác giữa protein (thành phần dinh dưỡng chính) và polyphenol (chất chống oxy hóa mạnh từ thực vật) – không chỉ xảy ra tự nhiên trong hệ thực phẩm mà còn có thể được ứng dụng có chủ đích để cải thiện các đặc tính chức năng của protein.
- Nội dung chính của BCKH: Liên hợp protein–polyphenol là một hướng nghiên cứu mới đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm. Mối tương tác giữa protein (thành phần dinh dưỡng chính) và polyphenol (chất chống oxy hóa mạnh từ thực vật) – không chỉ xảy ra tự nhiên trong hệ thực phẩm mà còn có thể được ứng dụng có chủ đích để cải thiện các đặc tính chức năng của protein.
Báo cáo này tập trung trình bày:
+ Cơ chế tương tác giữa protein và polyphenol, bao gồm liên kết không cộng hóa trị và cộng hóa trị thông qua các phương pháp hóa học và enzyme.
+ Các yếu tố ảnh hưởng như pH, nhiệt độ, loại protein và polyphenol đến quá trình hình thành liên hợp.
+ Tính chất chức năng của các liên hợp: hoạt tính chống oxy hóa, khả năng tạo gel, nhũ hóa, độ hòa tan và ổn định nhiệt.
+ Ứng dụng thực tế trong thực phẩm: màng sinh học, nhũ tương, sản phẩm gel (như surimi), và hệ dẫn truyền hoạt chất (delivery systems).
+ Cơ chế tương tác giữa protein và polyphenol, bao gồm liên kết không cộng hóa trị và cộng hóa trị thông qua các phương pháp hóa học và enzyme.
+ Các yếu tố ảnh hưởng như pH, nhiệt độ, loại protein và polyphenol đến quá trình hình thành liên hợp.
+ Tính chất chức năng của các liên hợp: hoạt tính chống oxy hóa, khả năng tạo gel, nhũ hóa, độ hòa tan và ổn định nhiệt.
+ Ứng dụng thực tế trong thực phẩm: màng sinh học, nhũ tương, sản phẩm gel (như surimi), và hệ dẫn truyền hoạt chất (delivery systems).
- Thời gian báo cáo: Bắt đầu lúc 14 giờ 00 ngày 27/06/2025, 60 phút
- Địa điểm báo cáo: Phòng 2.13, RLC - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm